Vì sao xuất khẩu cao su liên tục tăng "khủng"?

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu cao su ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và trị giá, với mức tăng trung bình quý 1/2021 hơn 100% so với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới được lý giải là nguyên nhân chính dẫn tới kết quả kể trên.

Việc tuân thủ VNTLAS sẽ gíp nâng cao sức cạnh tranh cho người trồng cao su
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, lũy kế 3 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su đạt 406,47 nghìn tấn, trị giá 674,66 triệu USD, tăng 77,4% về lượng và tăng tới 102,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tháng 3/2021 và 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 3/2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 290,16 nghìn tấn cao su, trị giá 463,07 triệu USD, tăng 103,1% về lượng và tăng 128% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Võ Hoàng An-Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam đánh giá, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới. Vì vậy, các chính sách và "sức khỏe" nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này ảnh hưởng rất lớn đến thị trường cao su thiên nhiên toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam. Việc các doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng thu mua dự trữ cao su đã tạo đà tăng cho giá cao su từ những tháng cuối năm 2020.

Từ đầu năm 2021 đến nay, giá cao su thiên nhiên bình quân trên thế giới nhìn chung tăng mỗi tháng, chủ yếu do kinh tế Trung Quốc phục hồi khá nhanh.

Ngoài ra, quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới này thường gia tăng thu mua cao su thiên nhiên vào những tháng trước khi bắt đầu mùa nghỉ cạo (thường là sau Tết Nguyên đán kéo dài đến đầu tháng 4 hàng năm) để dự trữ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất. "Đó cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy giá cao su tăng cao trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021", ông An nói.

Vị này chia sẻ thêm, Trung Quốc được biết đến là công xưởng của thế giới, nên không chỉ riêng Việt Nam mà gần như cả thế giới đều phụ thuộc vào thị trường này. Trong những năm gần đây, ngành cao su Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hướng đến những thị trường “khó tính” hơn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tại các quốc gia sở tại, đơn hàng từ các thị trường này trong năm 2020 và đầu năm 2021 rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu cao su thiên nhiên lại liên tục tăng cao tại Trung Quốc nhờ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả từ rất sớm.

Theo báo cáo cập nhật của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) tháng 2/2021, sản lượng cao su thiên nhiên năm 2021 dự kiến đạt 13,799 triệu tấn, tăng 6,4% so với dự báo 13,653 triệu tấn của tháng 1/2021. Trong khi đó, tiêu thụ cao su thiên nhiên năm nay được dự báo đạt 13,600 triệu tấn, tăng 5,3% so với dự báo trước đó.

Trong ngắn hạn, thị trường cao su thiên nhiên tiếp tục nhận được sự hỗ trợ khi nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu vẫn còn ở mức thấp trong tháng 4/2021 do mùa rụng lá; tiến độ của chương trình tiêm chủng và phân phối vắc xin trên thế giới; sự xuất hiện của kế hoạch đầu tư hạ tầng 2.300 tỷ USD của Mỹ; Quỹ phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro là một phần trong gói ngân sách dài hạn đến năm 2027 với tổng trị giá 1.800 tỷ Euro của EU...

"Từ các yếu tố tác động đến nền kinh tế nói chung và thị trường cao su nói riêng, có thể nhận định trong ngắn hạn, thị trường cao su có những yếu tố cơ bản thuận lợi giúp giá cao su phục hồi trở lại ít nhất cho đến quý 2/2021, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid-19", ông An phân tích.

Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam nhấn mạnh, xuyên suốt năm 2021, ngành cao su Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức từ tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cùng những yếu tố không thuận lợi của thời tiết và thị trường để tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa duy trì, ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh.

Đồng thời, tăng cường tận dụng các yếu tố thuận lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết với các nước trong khu vực và trên thế giới để thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.

Trong báo cáo cập nhật tháng 4/2021, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra dự báo giá cao su RSS 3 (SICOM) trung bình cho cả năm 2021 là 2.250 USD/tấn, sau đó phục hồi dần lên khoảng 2.260 – 2.280 USD/tấn trong giai đoạn 2022 – 2030, và đạt khoảng mức 2.300 USD/tấn vào năm 2035.

Uyển Như

Bài viết cùng chuyên mục

Nóng kinh doanh hàng lậu trên thương mại điện tử, yêu cầu Quản lý thị trường tiếp tục quản chặt, xử nghiêm

Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Phát hiện, tạm giữ số lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) vừa phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Biên phòng và Công an tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng kinh doanh hàng hóa qua trang mạng xã hội.

Hải quan Móng Cái sử dụng chó nghiệp vụ phát hiện ma túy

Công an TP Móng Cái vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức V. về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Hải quan Chi Ma thu giữ lô mỹ phẩm và đồng hồ không có chứng từ

Trong quá trình kiểm soát hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Cục Hải quan Lạng Sơn) vừa phát hiện và thu giữ lô hàng mỹ phẩm Estèe Lauder Advanced Night Repair và đồng hồ Rolex date Just không có chứng từ hợp pháp.

Phối hợp xử lý hành vi kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật “dởm”

Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục Bảo vệ thực vật phối hợp phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không đảm bảo chất lượng.

Hải Phòng: Đấu giá hàng vi phạm bị tịch thu trị giá gần 1 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Phòng vừa thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản là hàng hóa vi phạm hành chính bị tịch thu được xác lập quyền sở hữu toàn dân.