Xuất khẩu cá tra lội ngược dòng

Hết quý 1/2021, tổng giá trị XK cá tra đạt 344,2 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020, kỳ vọng kéo kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021.

Cá tra chế biến đang được ưa chuộng tại thị trường châu Âu. Ảnh: T.H
Cá tra chế biến đang được ưa chuộng tại thị trường châu Âu. Ảnh: T.H

XK cá tra trong những tháng đầu năm nay đã bắt đầu hồi sinh sau một năm Covid-19 làm đứt đoạn, khủng hoảng tại một số thị trường lớn.

Chỉ tính riêng đến hết quý 1/2021, tổng giá trị XK cá tra đạt 344,2 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo bà Tạ Hà, chuyên gia cá tra của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp cá da trơn của Mỹ đang đối mặt với khó khăn khi diện tích và sản lượng nuôi giảm mạnh. Do đó, nước này buộc phải nhập khẩu sản phẩm cá tra để lấp đầy sự thiếu hụt này. Theo nguồn tin từ một số nhà nhập khẩu, lượng hàng tồn kho của Mỹ đã vơi kể từ đầu năm nay, do đó, nhu cầu NK cá tra của Mỹ sẽ có thể tăng dần trong thời gian tới.

Nga là thị trường thu hút nhiều chú ý trên bức tranh XK cá tra Việt Nam những tháng đầu năm nay. Nga vốn là thị trường truyền thống tiềm năng của các doanh nghiệp trong giai đoạn 10 năm trở về trước, nhưng với chính sách nhập khẩu khác biệt so với các thị trường khác nên các doanh nghiệp XK cá tra sang thị trường này cũng trải qua nhiều diễn biến thăng trầm. Trong 3 tháng đầu năm nay, thị trường này nổi bật về mức tăng trưởng ba con số, lên tới 126,3% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10 triệu USD (sau thị trường Anh). Riêng tháng 3/2021, giá trị XK sang thị trường này đạt 4,46 triệu USD, tăng hơn 700% so với cùng kỳ năm trước.

Theo các doanh nghiệp XK cá tra, nếu chỉ nhìn vào mức tăng trưởng này thì các doanh nghiệp chưa thực sự an tâm vì ngay từ đầu năm nay chi phí đầu vào đã tăng mạnh, chi phí vận tải biển cũng tăng vọt… kéo theo tăng giá bán phải tăng lên.

Xuất khẩu cá tra trong thời gian tới có sắc thái tươi sáng hay không chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, vì từ mức tăng trưởng âm 30% trong quý 1, EU không thể trỗi dậy ngay trong quý 2, khi những tín hiệu hồi phục nhu cầu của ngành dịch vụ thực phẩm chưa rõ ràng. Mỹ đang tăng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam và xu hướng này sẽ tiếp tục trong những tháng tới. Các doanh nghiệp lớn XK cá tra vào Mỹ đều ổn định và không vướng vấn đề gì với thị trường, do vậy sẽ tiếp đà đẩy mạnh XK sang thị trường này.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn rất phức tạp, các doanh nghiệp thủy sản cho rằng, diễn tiến XK hai mặt chủ lực là cá tra và tôm sẽ phụ thuộc chủ yếu vào biến động thị trường. Việc triển khai tiêm vắc xin diện rộng ở những thị trường này giúp người dân dần yên tâm, quay lại với các hoạt động du lịch, giải trí và các hoạt động công cộng, do vậy nhu cầu sẽ hồi phục cả ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ. Thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là điểm sáng cho thủy sản Việt Nam, với dự đoán nhu cầu gia tăng với cả tôm, cá tra, cá ngừ và các hải sản khác. Đặc biệt đối với tôm, Việt Nam sẽ có cơ hội nhiều hơn tại Mỹ khi Ấn Độ- nguồn cung lớn nhất tại thị trường này đang gặp khó khăn về sản xuất do dịch Covid.

Thị trường Trung Quốc - Hồng Kông siết chặt các biện pháp kiểm soát virus corona từ những tháng cuối năm 2020 đến nay làm ảnh hưởng đến hoạt động của chính các nhà nhập khẩu, chế biến XK của nước này và tất nhiên làm giảm nhập khẩu thủy sản từ các nước trong đó có Việt Nam. XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc khó hồi phục mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây sẽ lại là cơ hội cho Việt Nam gia tăng XK sang các thị trường lớn khác, giành thị phần từ Trung Quốc.

Theo dự báo, XK thủy sản sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi các Hiệp định Thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn và sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy XK tăng trưởng mạnh, nhất là mặt hàng thủy sản. Doanh nghiệp được khuyến cáo phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới.

 

 

Lê Thu

Bài viết cùng chuyên mục

Nhật Bản ủy quyền cho Việt Nam giám sát khử trùng vải thiều xuất sang Nhật

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT;), năm nay, Nhật Bản đã ủy quyền việc giám sát khử trùng vải thiều xuất khẩu sang thị trường này cho cơ quan kiểm dịch thực vật phía Việt Nam.

Chi hơn 1 tỷ USD nhập ô tô trong 4 tháng

Sụt giảm so với tháng 3 trước đó nhưng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 4 vẫn ở mức cao.

Đạt gần 210 tỷ USD xuất khẩu, nhập khẩu cùng tăng mạnh

Hết tháng 4, cả xuất khẩu, nhập khẩu đều vượt mốc 100 tỷ USD, thông tin được Tổng cục Hải quan đưa ra chiều 12/5.

Xuất khẩu hơn 62 triệu khẩu trang y tế trong tháng 4

số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4, cả nước có 25 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là 62,45 triệu chiếc, tăng nhẹ 2,9% so với số lượng xuất khẩu ghi nhận trong tháng 3/2021.

Xuất khẩu dệt may, da giày có nhiều tín hiệu khởi sắc

4 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may đạt 9,51 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu giày, dép các loại ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất siêu nông sản giảm hơn 40% trong 4 tháng

Theo thông tin mà Bộ NN&PTNT; vừa công bố chiều nay 5/5, 4 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản (NLTS) ước đạt 32,07 tỷ USD.