ải quan Mỹ: 100% thông tin manifest được rà soát điện tử trước khi hàng đến

Cơ quan Bảo vệ biên giới và Hải quan Mỹ (Customs and Border Protection – viết tắt là CBP) thực hiện chức năng kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện, hành khách qua lại biên giới, nhất là ngăn ngừa khủng bố và vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ xâm nhập vào Mỹ, đồng thời tạo thuận lợi cho lưu thông thương mại và du lịch hợp pháp.

Lực lượng Hải quan Mỹ bắt giữ vụ vận chuyển 1,5 tấn cocaine.
Lực lượng Hải quan Mỹ bắt giữ vụ vận chuyển 1,5 tấn cocaine.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, CBP triển khai điện tử tập trung. Theo đó, 100% hàng hóa được thông quan bằng hình thức điện tử; 100% thông tin manifest được rà soát điện tử trước khi hàng đến và khi phương tiện chuyên chở hàng đến, từ đó nhân viên tác nghiệp có thể biết được chính xác container nào cần phải kiểm tra thực tế.

CBP hoạt động thông qua cơ cấu văn phòng hiện trường bao gồm 20 văn phòng hoạt động hiện trường trên khắp cả nước. Các văn phòng này có vai trò giám sát những người quản lý và hỗ trợ vận hành cho 328 cửa khẩu trên toàn bộ lãnh thổ Mỹ và 14 văn phòng thông quan trước tại Canada và Caribe.

Các văn phòng hoạt động hiện trường được thiết lập theo khu vực địa lý, đây là công cụ để CBP tại cơ quan Trung ương chuyển tải những chính sách trọng yếu cũng như quy trình thủ tục tới các nhân viên CBP và các nhân viên nhập khẩu trên khắp cả nước. Mỗi văn phòng hiện trường chịu trách nhiệm giám sát một số nhất định các cửa khẩu trên toàn quốc.

Hàng ngày tại các cửa khẩu thực hiện các hoạt động cụ thể gồm thông quan hàng hóa, thu thuế và các khoản tiền khác liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu và làm thủ tục cho hành khách nhập cảnh từ nước ngoài. Các cửa khẩu là cấp độ CBP thực thi luật pháp và các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu cũng như thực hiện các chính sách và chương trình nhập cảnh.

CBP cũng “sở hữu” trung tâm xác định trọng điểm quốc gia (NTC). Trung tâm xác định trọng điểm của CBP là một bộ phận then chốt trong mô hình tổng thể về cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro. Trung tâm chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm về các vấn đề an ninh quốc gia và các vấn đề liên quan đến khủng bố. NTC hiện có trên 60 nhân viên làm việc 24/7, chia làm 3 ca/ngày, đảm bảo việc điều phối, hướng dẫn hoạt động kiểm tra trong toàn ngành.

Hiện nay ngoài việc phục vụ cho CBP, trung tâm còn phối hợp hỗ trợ các đơn vị khác thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ. Mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận nhận từ 350-400 cuộc điện thoại, 175-200 ghi chú vào sổ trực (activity log) và khoảng 60 cảnh báo. Nhờ đó, trung tâm có nguồn thông tin toàn diện phục vụ, hỗ trợ nhiều cơ quan liên ngành hay liên bộ tổng hợp, phân tích để ngăn chặn những hành động khủng bố, phá hoại an ninh quốc gia và các hoạt động phạm tội khác liên quan đến CBP. Trung tâm áp dụng phương pháp quản lý từ cấp Liên bang đến cấp vùng, cấp đơn vị chiến thuật thuộc CBP.

Trung tâm này được quyền tiếp cận với tất cả các nguồn thông tin trong ngành, đồng thời chia sẻ thông tin với các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ. Hiện nay Trung tâm này có nhân viên Hải quan đại diện tại 58 cảng biển nước ngoài. Những nhân viên này có nhiệm vụ thu thập thông tin, xác định trọng điểm và soi container trước khi xếp hàng tại cảng nước ngoài và gửi về Trung tâm xác định trọng điểm (trong chương trình sáng kiến an ninh container và kiểm soát xuất khẩu).

Về hệ thống một cửa, CBP đang thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia với tên chính thức là Hệ thống Dữ liệu Thương mại điện tử quốc tế, trong đó cho phép doanh nghiệp xuất trình dữ liệu được yêu cầu bởi CBP và các cơ quan Chính phủ khác để nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa thông qua Môi trường thương mại Tự động (ACE). Từ ngày 22/7/2016, hệ thống này đã đã chính thức kết nối 100% với 47 cơ quan của Chính phủ.

CBP trực thuộc Bộ An ninh nội địa được tổ chức ở 3 cấp: Cấp Trung ương/Tổng cục, Cấp khu vực, Cấp cửa khẩu.

CBP thực hiện sứ mệnh bảo vệ biên giới Mỹ, bảo vệ cộng đồng, tăng tính cạnh tranh kinh tế của quốc gia thông qua tạo thuận lợi thương mại và du lịch hợp pháp.

CBP là cơ quan thực thi pháp luật hàng đầu trong việc tăng cường an toàn, an ninh và thịnh vượng của quốc gia thông qua hợp tác, sáng tạo và hội nhập.

Theo đó, CBP đã đặt ra các mục tiêu chiến lược: Chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia; bảo đảm an ninh và quản lý biên giới toàn diện; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; thúc đẩy hội nhập, sáng tạo và linh hoạt của tổ chức.

 

Quang Hùng

Bài viết cùng chuyên mục

Thụy Sỹ và Na Uy phê chuẩn thỏa thuận hải quan mới

Thụy Sỹ và Na Uy vừa ký kết các thỏa thuận sửa đổi liên quan đến các biện pháp an ninh kiểm soát hải quan. Thỏa thuận sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.

Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản

Đón đầu sự phát triển của thương mại điện tử và sự mở rộng các hiệp định thương mại tự do, “Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản đề xuất nhằm tăng cường mạnh mẽ ứng dụng công nghệ, tự động hóa quy trình kiểm tra hải quan.

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa của Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc

Hải quan Hàn Quốc và Trung Quốc có trình độ phát triển hàng đầu châu lục và thế giới với kinh nghiệm phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phong phú.

Chương trình đào tạo trực tuyến cho tân công chức Hải quan của Hải quan Nhật Bản

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đối với việc di chuyển và tụ tập đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đào tạo trực tuyến vốn được coi là một công cụ hữu ích nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Hải quan Malaysia và Hệ thống uCustoms

Việc ứng dụng CNTT được Hải quan các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra nhiều khuyến nghị và chuẩn mực về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan.

WCO đánh giá năng lực hoạt động dành cho Hải quan khu vực châu Mỹ và Caribe

Mới đây, WCO đã tổ chức thành công thảo trực tuyến tại khu vực Châu Mỹ và Caribe từ ngày 9 đến 12/2/2021, với sự hỗ trợ từ hệ thống tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SECO – WCO.