Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản

Đón đầu sự phát triển của thương mại điện tử và sự mở rộng các hiệp định thương mại tự do, “Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản đề xuất nhằm tăng cường mạnh mẽ ứng dụng công nghệ, tự động hóa quy trình kiểm tra hải quan.

Hoạt động của Hải quan Nhật Bản tại sân bay	Ảnh: ST
Hoạt động của Hải quan Nhật Bản tại sân bay Ảnh: ST

Duy trì 10 trung tâm chức năng

Cơ cấu tổ chức của Hải quan Nhật Bản gồm cơ quan trung ương và 9 hải quan vùng. Cấp trung ương là Tổng cục Hải quan và Thuế quan Nhật Bản trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản.

Tổng cục Hải quan và thuế quan Nhật Bản là một trong 6 Cục thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu cho Bộ Tài chính về công tác quản lý nhà nước về Hải quan và thuế; là đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu, xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến hải quan.

Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có chức năng nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về hải quan và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác bao gồm: Trường đào tạo hải quan; Phòng thí nghiệm hải quan Trung ương; 10 trung tâm chức năng gồm: Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ; Trung tâm miễn giảm thuế; Trung tâm phân loại hàng hóa; Trung tâm phân tích, điều tra xuất xứ hàng hóa; Trung tâm bảo vệ sở hữu trí tuệ quốc gia; Trung tâm trị giá quốc gia; Trung tâm doanh nghiệp ưu tiên; Trung tâm điều tra tội phạm; Văn phòng hệ thống kế hoạch và điều phối cao cấp; Trung tâm tình báo và mục tiêu quốc gia.

Các trung tâm này có trụ sở tại Hải quan vùng Tokyo, phục vụ chủ yếu cho các hoạt động thông quan. Đây là những trung tâm có chức năng đảm bảo sự áp dụng các chính sách quản lý về hải quan thống nhất trên toàn quốc của các vùng Hải quan, chi cục hải quan và hải quan cửa khẩu. Trung tâm giải quyết các vụ việc phức tạp do hải quan vùng chuyển lên, quyết định của Trung tâm là quyết định cuối cùng và được áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Về chức năng nhiệm vụ, Tổng cục Hải quan và thuế quan Nhật Bản chịu trách nhiệm nghiên cứu và lập kế hoạch về thuế Hải quan, thuế vận chuyển, thuế vận chuyển đặc biệt và các công việc hành chính hải quan khác (bao gồm các hiệp định về thuế hải quan với các nước khác). Đồng thời, áp thuế, thu thuế hải quan và các loại thuế khác như thuế vận chuyển, thuế vận chuyển đặc biệt và thuế tiêu thụ áp dụng cho hàng hóa quốc tế; giám sát và quản lý hàng hóa, tàu thuyền, tàu bay và hành khách xuất nhập khẩu theo các quy định của Hải quan liên quan đến luật và các quy định của Chính phủ.

Mục tiêu phát triển

Mới đây, Hải quan Nhật Bản đã xây dựng chiến lược trung và dài hạn, với tên gọi “Sáng kiến Hải quan SMART 2020”. Ngoài việc kêu gọi cho sự phát triển đáng kể về công nghệ hiện đại và trí tuệ nhân tạo nhằm hỗ trợ các sáng kiến thực thi biên giới, chiến lược này dự kiến cũng mang lại những lợi ích cho tạo thuận lợi thương mại. Đón đầu sự phát triển của thương mại điện tử và sự mở rộng các hiệp định thương mại tự do, chiến lược của Hải quan Nhật Bản đề xuất, tăng cường mạnh mẽ việc áp dụng công nghệ tới mức tự động hóa quy trình kiểm tra hải quan.

Sáng kiến Hải quan SMART 2020 tập trung vào các lĩnh vực gồm: Hướng tới việc đảm bảo quy trình thông quan hải quan kịp thời bằng cách cung cấp các giải pháp để tăng cường sự tuân thủ và thuận tiện trong thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại. Cụ thể, tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin với các bộ, ban ngành có liên quan khác; nghiên cứu khả năng tự động hóa quy trình kiểm tra hàng hóa tại các khu vực kiểm tra hải quan; nghiên cứu các thủ tục khai hải quan hoặc hệ thống thông quan hải quan cho các lô hàng nhỏ (small-lot shipment).

Đồng thời, mở rộng và tăng cường chia sẻ thông tin với các cơ quan đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại để tạo thuận lợi thương mại và tăng cường kiểm soát biên giới. Đó là, nỗ lực mở rộng chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO); đảm bảo sự tuân thủ và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại; xem xét mở rộng quyền truy cập các thông tin nâng cao từ các nhà cung cấp nền tảng thương mại số...

Bên cạnh đó, duy trì và phát triển cơ quan Hải quan nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự thuận tiện cho các thủ tục hải quan chuẩn bị cho những thay đổi về cấu trúc xã hội và nguy cơ xảy ra thảm họa. Cụ thể, nghiên cứu các phương pháp kiểm tra, giám sát đảm bảo hoạt động thống nhất và quy trình thông quan hải quan chính xác và kịp thời, ngay cả trong trường hợp xảy ra thảm họa ảnh hưởng tới hoạt động logistics; cải thiện sự an toàn trong vận hành hệ thống thông qua việc đổi mới Hệ thống Cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành Hải quan (CIS); nghiên cứu các biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp với những thay đổi về khối lượng công việc; nghiên cứu các phương pháp kiểm tra, giám sát đảm bảo sự vận hành đồng bộ và quy trình thông quan hải quan chính xác và kịp thời, ngay cả trong trường hợp xảy ra thảm họa ảnh hưởng tới hoạt động logistics.

Mặt khác, tích hợp mạnh mẽ trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ tiên tiến khác để tăng cường hoạt động hải quan thông qua việc tìm ra các cách thức mới để đảm bảo các thủ tục hải quan được thuận tiện và hiệu quả hơn. Cụ thể, nghiên cứu tính khả thi trong việc sử dụng blockchain, Innternet vạn vật (IoT)... trong hoạt động hải quan; nghiên cứu khảo sát khả năng đưa vào sử dụng các thiết bị kiểm tra và thực thi sử dụng công nghệ hiện đại; thiết lập một hệ thống cân nhắc tới sự kết hợp và tùy chỉnh công nghệ và dịch vụ của khu vực tư nhân trong sáng kiến của Hải quan Nhật Bản.

Hải quan vùng Tokyo được giao nhiệm vụ quản lý về hành chính; nghiệp vụ của Trung tâm chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp vủa Bộ Tài chính:

9 hải quan vùng trực thuộc Bộ Tài chính, chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp từ Bộ Tài chính, bao gồm: Tokyo, Nagoya, Osaka, Hakodate, Kobe, Yokohama, Moji, Nagasaki và Okinawa, thực hiện tất cả các hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm: thông quan, giám sát và kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro…

 

Quang Hùng

Bài viết cùng chuyên mục

Thụy Sỹ và Na Uy phê chuẩn thỏa thuận hải quan mới

Thụy Sỹ và Na Uy vừa ký kết các thỏa thuận sửa đổi liên quan đến các biện pháp an ninh kiểm soát hải quan. Thỏa thuận sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.

ải quan Mỹ: 100% thông tin manifest được rà soát điện tử trước khi hàng đến

Cơ quan Bảo vệ biên giới và Hải quan Mỹ (Customs and Border Protection – viết tắt là CBP) thực hiện chức năng kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện, hành khách qua lại biên giới.

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa của Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc

Hải quan Hàn Quốc và Trung Quốc có trình độ phát triển hàng đầu châu lục và thế giới với kinh nghiệm phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phong phú.

Chương trình đào tạo trực tuyến cho tân công chức Hải quan của Hải quan Nhật Bản

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đối với việc di chuyển và tụ tập đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đào tạo trực tuyến vốn được coi là một công cụ hữu ích nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Hải quan Malaysia và Hệ thống uCustoms

Việc ứng dụng CNTT được Hải quan các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra nhiều khuyến nghị và chuẩn mực về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan.

WCO đánh giá năng lực hoạt động dành cho Hải quan khu vực châu Mỹ và Caribe

Mới đây, WCO đã tổ chức thành công thảo trực tuyến tại khu vực Châu Mỹ và Caribe từ ngày 9 đến 12/2/2021, với sự hỗ trợ từ hệ thống tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SECO – WCO.