Hải quan Malaysia và Hệ thống uCustoms

Việc ứng dụng CNTT được Hải quan các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra nhiều khuyến nghị và chuẩn mực về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan như: Công ước về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan (gọi tắt là Công ước Kyoto sửa đổi); Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu; Hướng dẫn CNTT cho các nhà quản trị, Mô hình dữ liệu WCO Data Model… Tạp chí Hải quan xin giới thiệu một số mô hình thành công về ứng dụng công nghệ thông tin của Hải quan các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Hoạt động nghiệp vụ của Hải quan Malaysia 	Ảnh: ST
Hoạt động nghiệp vụ của Hải quan Malaysia Ảnh: ST

Cũng như nhiều cơ quan Hải quan trên thế giới đang ngày càng chịu nhiều sức ép do vừa đảm bảo thu thuế, tạo thuận lợi thương mại, vừa bảo vệ xã hội và đảm bảo an toàn cộng đồng, để nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan, trên cơ sở nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia và chuẩn hóa quy trình trao đổi thông tin, quy trình nghiệp vụ và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, Hải quan Malaysia đã xây dựng mô hình kiến trúc cơ quan hải quan điện tử để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3 khối chính về nghiệp vụ

Cụ thể, mô hình kiến trúc cơ quan Hải quan điện tử của Malaysia gồm lớp giao tiếp, lớp nghiệp vụ, lớp tích hợp và lớp hạ tầng.

Trong lớp nghiệp vụ, Hải quan Malaysia chia thành 3 khối chính: khối phục vụ tác nghiệp; khối công nghệ; khối tích hợp thông tin.

Trong đó, khối phục vụ tác nghiệp gồm: các chức năng đăng ký và cấp phép đăng ký, quản lý xăng dầu, cấp phép, quản lý kho ngoại quan, quản lý thuê gián thu, quản lý cảng.

Các chức năng thông quan và giải phóng hàng bao gồm khai manifest, khai báo, thông quan, theo dõi, nộp thuế, C/O, trị giá, miễn thuế, phân loại.

Các chức năng kiểm tra sau thông quan và thực thi pháp luật gồm: Kiểm tra sau thông quan, tình báo, thực thi, kiểm tra, vận hành, khiếu nại, điều tra chống buôn lậu, lưu trữ, quản lý logistics.

Hệ thống quản lý thu thuế bao gồm thanh toán, nộp thuế, bảo lãnh, khiếu nại thuế, kế toán thuế.

Các chức năng liên quan đến kiểm soát và ngăn chặn bao gồm xây dựng hồ sơ, quản lý rủi ro, xác định trọng điểm.

Các chức năng phục vụ quản lý hệ thống CNTT gồm mạng, bảo trì, quản trị, tuân thủ, giám sát người sử dụng.

Khối công nghệ gồm xây dựng kho dữ liệu, kiểm tra không xâm nhập, seal định vị điện tử, cổng cảng điện tử, khóa công cộng, thiết bị liên lạc hiện đại.

Khối tích hợp thông tin gồm: quản lý tri thức, trao đổi dữ liệu, chăm sóc khách hàng, báo cáo, an ninh thông tin, phân tích nghiệp vụ.

Mô hình kiến trúc cơ quan Hải quan điện tử

Đặc trưng của mô hình kiến trúc cơ quan Hải quan điện tử của Malaysia là: kênh giao tiếp nhiều chiều; đăng ký duy nhất (Single Sign on); giải pháp trọn gói (end – to – end solution); tuân thủ chuẩn mực quốc tế.

Hạ tầng khóa công cộng (KPI); các hệ thống ứng dụng được tích hợp; truy cập qua mạng tích hợp của Chính phủ; hướng tới cộng đồng doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực chuyển sang khâu trước và khâu sau thông quan, cụ thể: khâu trước thông quan thực hiện quản lý rủi ro, nghiên cứu thông tin, tình báo, xử lý tờ khai có rủi ro cao; khâu trong thông quan thủ tục đơn giản, tự khai, tự đánh giá, sử dụng dịch vụ điện tử; khâu sau thông quan: quản lý rủi ro, phân tích thông minh (BI), rà soát quy trình, kiểm tra sau thông quan.

Hệ thống uCustoms

Trên cơ sở xây dựng mô hình kiến trúc cơ quan Hải quan điện tử, Hải quan Malaysia đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống Hải quan mọi lúc - mọi nơi - mọi phương tiện (gọi tắt là Hệ thống uCustoms). Đến nay, uCustoms đã được triển khai tại toàn bộ các đơn vị thuộc Hải quan Malaysia.

U-Customs là Hệ thống CNTT cốt lõi, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc khai báo thông tin xuất nhập khẩu, quá cảnh, manifest, thực hiện thanh toán điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử.

Trong đó, chữ “U” là viết tắt của “Ubiquitous”, nghĩa là cho phép thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện.

Cơ quan Hải quan quản lý uCustoms với 8 chức năng chủ yếu, gồm: đăng ký và xử lý cấp phép, thông quan, kiểm toán và thực thi pháp luật, kiểm soát và phòng chống buôn lậu, thu thuế và kế toán, quản lý kho tri thức, quản lý hệ thống và công nghệ.

Bên cạnh đơn vị quản lý, vận hành hệ thống, 4 đơn vị sau được Hải quan Malaysia thành lập:

Trung tâm xác định trọng điểm quốc gia, chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và chia sẻ thông tin nhận được từ máy soi và hệ thống camera để đưa ra quyết định các biện pháp khẩn cấp đối với thông quan hàng hóa.

Trung tâm thông quan quốc gia, thực hiện thông quan 24/7, đánh giá tờ khai và thông quan đối với hàng hóa có rủi ro thấp, xử lý thông tin đối với các tờ khai có mức rủi ro trung bình và cao.

Khu vực kiểm tra hải quan, là khu vực cho phép kiểm tra hàng hóa thông quan tại tất cả các cửa vào/ra và do Nhóm đặc trách liên ngành thực hiện (SIAT).

Trung tâm tham vấn hải quan, có vai trò, chức năng như Bộ phận hỗ trợ (HelpDesk), chịu trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

Tác động của uCustoms

Hệ thống uCustoms đã giúp nâng cao hiệu quả thông quan hàng hóa, giảm thời gian thông quan, cho phép thực hiện quản lý rủi ro trước khi hàng đến. Khoảng 80% tờ khai hải quan sẽ được thông quan ngay trên cơ sở kết quả phân tích rủi ro của Hệ thống quản lý rủi ro do Trung tâm xác định trọng điểm quốc gia thực hiện. Nhờ đó, nguồn lực sẽ được tập trung cho khâu kiểm tra sau thông quan. Để đảm bảo thay đổi nói trên, nguồn nhân lực được điều chỉnh lại để đáp ứng yêu cầu xử lý công việc trước và sau khi trước khi hàng đến.

Nhờ thực hiện 100% hình thức thanh toán điện tử, uCustoms đã thúc đẩy thông quan hàng hóa nhanh chóng. Tiện ích này được thực hiện thông qua Chương trình JOMPAY (Chương trình thanh toán quốc gia Hải quan được xây dựng, vận hành và giám sát bởi Ngân hàng Negara Malaysia - Ngân hàng Trung ương Malaysia) với sự tham gia của các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Malaysia.

Với việc Hệ thống uCustoms được triển khai, Malaysia đã giảm đáng kể chi phí kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh của quốc gia này.

Thái Bình (Nguồn tài liệu: Cục CNTT và Thống kê hải quan, Tổng cục Hải quan).

Bài viết cùng chuyên mục

Thụy Sỹ và Na Uy phê chuẩn thỏa thuận hải quan mới

Thụy Sỹ và Na Uy vừa ký kết các thỏa thuận sửa đổi liên quan đến các biện pháp an ninh kiểm soát hải quan. Thỏa thuận sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.

Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản

Đón đầu sự phát triển của thương mại điện tử và sự mở rộng các hiệp định thương mại tự do, “Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản đề xuất nhằm tăng cường mạnh mẽ ứng dụng công nghệ, tự động hóa quy trình kiểm tra hải quan.

ải quan Mỹ: 100% thông tin manifest được rà soát điện tử trước khi hàng đến

Cơ quan Bảo vệ biên giới và Hải quan Mỹ (Customs and Border Protection – viết tắt là CBP) thực hiện chức năng kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện, hành khách qua lại biên giới.

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa của Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc

Hải quan Hàn Quốc và Trung Quốc có trình độ phát triển hàng đầu châu lục và thế giới với kinh nghiệm phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phong phú.

Chương trình đào tạo trực tuyến cho tân công chức Hải quan của Hải quan Nhật Bản

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đối với việc di chuyển và tụ tập đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đào tạo trực tuyến vốn được coi là một công cụ hữu ích nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.

WCO đánh giá năng lực hoạt động dành cho Hải quan khu vực châu Mỹ và Caribe

Mới đây, WCO đã tổ chức thành công thảo trực tuyến tại khu vực Châu Mỹ và Caribe từ ngày 9 đến 12/2/2021, với sự hỗ trợ từ hệ thống tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SECO – WCO.