WCO đánh giá năng lực hoạt động dành cho Hải quan khu vực châu Mỹ và Caribe

Mới đây, WCO đã tổ chức thành công thảo trực tuyến tại khu vực Châu Mỹ và Caribe từ ngày 9 đến 12/2/2021, với sự hỗ trợ từ hệ thống tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SECO – WCO. Hội thảo được Phó Tổng Thư ký WCO, ông Ricardo Trevino khai mạc, quy tụ hơn 50 đại biểu trong lĩnh vực hoạch định chiến lược tại 22 cơ quan Hải quan thành viên của WCO.

Hội thảo trực tuyến của WCO về đánh giá năng lực hoạt động dành cho Hải quan khu vực Châu Mỹ và Caribe

Ông Ricardo Trevino mở đầu hội thảo bằng việc trình bày những định hướng gần đây của WCO đối với việc thành lập hệ thống kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động WCO (PMM). Ông nhấn mạnh rằng tham vọng của PMM là hoàn toàn khả thi và phù hợp với cơ quan hành chính của mọi quốc gia.

Hệ thống có khả năng cung cấp những đánh giá chính xác và đáng tin cậy về mặt chính trị, có thể được sử dụng nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của Hải quan, đồng thời mang lại những tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, môi trường kinh doanh nội địa và quốc tế.

Hội thảo cũng có sự góp mặt của ông Werner Ovalle, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Guantemala kiêm Phó Chủ tịch WCO khu vực châu Mỹ và Caribe. Tại hội thảo, ông đánh giá cao sự hỗ trợ từ khu vực đối với dự án, với mục tiêu điều chỉnh và cải thiện WCO PMM trong tương lai đồng thời tăng cường năng lực của khu vực trong khâu quản lý hiệu suất.

Đại diện Ban Thư ký kinh tế Thụy Sĩ (SECO), ông Silvan Hungerbuehler nhấn mạnh tầm quan trọng của PMM như là công cụ chính để đánh giá hiệu quả hoạt động, xác định các trở ngại và đáp ứng mục tiêu chiến lượng trong tương lai, đồng thời giảm thiểu chi phí thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực.

SECO đã nhất trí hợp tác với WCO thông qua Chương trình Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SECO- WCO, chủ đề trên là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của sự hợp tác. Đặc biệt xét trong hoàn cảnh hiện tại, một PMM của cơ quan Hải quan hiện đại vẫn chưa được phát triển toàn diện mặc dù đã có những dự án và sáng kiến tích cực trong việc tạo thuận lợi thương mại, nhất là trong các cộng đồng nhà tài trợ quốc tế.

Trong thời gian diễn ra cuộc hội thảo, các thành viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và quan điểm của họ trong việc đánh giá hiệu quả năng lực hoạt động, bao gồm vai trò đối với việc ra quyết định chiến lược, xây dựng chỉ số hiệu quả công việc chính và thu thập dữ liệu. Đồng thời, thông qua các hoạt động nhóm, các thành viên đã có cơ hội đóng góp những nỗ lực của họ trong việc phát triển PMM, cung cấp những phản hồi tích cực về thiết kế và góp phần hoàn thiện hệ thống.

Sau cuộc hội thảo, các thành viên đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu, bao gồm theo dõi mức độ hoàn thiện của các cơ quan Hải quan trong việc thiết lập hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động; nhận thức được tầm quan trọng của việc cân bằng giữa các chức năng, tính hợp pháp và chặt chẽ của việc đánh giá; cũng như bảo đảm tính bền vững của hệ thống, biến hệ thống thành công cụ đắc lực của WCO nhằm hỗ trợ hoạt động đánh giá chiến lược. Nhìn chung, hội thảo lần này với sự tham gia của các thành viên đã kết thúc tốt đẹp, góp phần cung cấp những kiến thức quan trọng giúp Ban Thư ký WCO phát triển toàn diện hệ thống PMM, vì lợi ích của 183 thành viên.

Nhật Minh

Bài viết cùng chuyên mục

Thụy Sỹ và Na Uy phê chuẩn thỏa thuận hải quan mới

Thụy Sỹ và Na Uy vừa ký kết các thỏa thuận sửa đổi liên quan đến các biện pháp an ninh kiểm soát hải quan. Thỏa thuận sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.

Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản

Đón đầu sự phát triển của thương mại điện tử và sự mở rộng các hiệp định thương mại tự do, “Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản đề xuất nhằm tăng cường mạnh mẽ ứng dụng công nghệ, tự động hóa quy trình kiểm tra hải quan.

ải quan Mỹ: 100% thông tin manifest được rà soát điện tử trước khi hàng đến

Cơ quan Bảo vệ biên giới và Hải quan Mỹ (Customs and Border Protection – viết tắt là CBP) thực hiện chức năng kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện, hành khách qua lại biên giới.

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa của Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc

Hải quan Hàn Quốc và Trung Quốc có trình độ phát triển hàng đầu châu lục và thế giới với kinh nghiệm phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phong phú.

Chương trình đào tạo trực tuyến cho tân công chức Hải quan của Hải quan Nhật Bản

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đối với việc di chuyển và tụ tập đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đào tạo trực tuyến vốn được coi là một công cụ hữu ích nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Hải quan Malaysia và Hệ thống uCustoms

Việc ứng dụng CNTT được Hải quan các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra nhiều khuyến nghị và chuẩn mực về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan.