Hiện đại hóa Liên minh Thuế quan: Chìa khóa giúp tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với EU

Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa tuyên bố rằng, Liên minh Thuế quan hiện tại với Liên minh châu Âu (EU) đang chậm trễ trong việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hiện nay, và nhấn mạnh rằng việc hiện đại hóa các thỏa thuận sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Hiện đại hóa Liên minh Thuế quan: Chìa khóa giúp tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với EU

Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan (ảnh bên trên) và Ủy viên châu Âu phụ trách về mở rộng khối Oliver Varhelyi (ảnh dưới) trong buổi họp trực tuyến ngày 23/2/2021 (Ảnh : IHA)

Theo một tuyên bố được đưa ra vào ngày 24/2/2021, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan và Ủy viên châu Âu phụ trách về mở rộng khối Oliver Varhelyi đều nhấn mạnh rằng hai bên đã sẵn sàng hướng tới một chương trình nghị sự theo hướng tích cực hơn.

Tại buổi họp trực tuyến thảo luận về quan hệ và hợp tác thương mại song phương với Ủy viên châu Âu phụ trách về mở rộng khối Oliver Varhelyi, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan cho biết, hiện đại hóa Liên minh Thuế quan với EU là một yếu tố quan trọng để đạt được tiến bộ trong mối quan hệ này.

“Chúng tôi luôn khẳng định rằng mục tiêu chiến lược của chúng tôi là trở thành thành viên đầy đủ của Liên minh châu Âu. Chúng tôi luôn tiếp cận mối quan hệ với EU thông qua thỏa thuận này”. Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan cho biết.

Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh rằng, có rất nhiều cơ hội cho một chương trình nghị sự tích cực trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và EU và bày tỏ sẵn sàng thúc đấy các nỗ lực liên quan.

Ủy viên châu Âu phụ trách về mở rộng khối Oliver Varhelyi cho rằng, EU cũng nỗ lực cho một chương trình nghị sự tích cực với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã cam kết cải thiện quan hệ với EU trong hai tháng trước khi ông lưu ý Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan nên ưu tiên EU trong chương trình nghị sự và nhận thấy triển vọng của quốc gia này ở châu Âu. Hy vọng sẽ thiết lập lại mối quan hệ với EU trong năm 2021 . Trong năm 2020, hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU chưa thực sự hiệu quả do một số vấn đề nhân tạo của một số thành viên EU.

Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan cho biết thêm, Liên minh Thuế quan một trong những giai đoạn của quá trình trở thành thành viên đầy đủ của EU, đã mang lại lợi ích cho cả hai bên . Tuy nhiên, cấu trúc hiện tại chưa đáp ứng được các yêu cầu hiện nay.

Ông Oliver Varhelyi cũng khẳng định rằng hiện đại hóa thỏa thuận sẽ mang lại kết quả tích cực cho cả hai bên. Vấn đề này đã được trình lên Hội đồng Liên minh châu Âu thông qua.

Trong những năm vừa qua, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu đã tiến hành các cuộc đàm phán về việc sửa đổi thỏa thuận hiện tại. Mặc dù các cuộc đàm phán đã bị đình trệ do căng thẳng chính trị, tuy nhiên giới kinh doanh và quan chức hai bên vẫn nỗ lực duy trì đối thoại.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất ngoài EU có thỏa thuận liên minh thuế quan với khối. Thỏa thuận này được ký với EU vào năm 1995. Trong đánh giá ngày 21/12/2016, Ủy ban châu Âu đã đề xuất sửa đổi thỏa thuận.

Thỏa thuận hiện tại chỉ quy định phạm vi điều chỉnh đối với một số sản phẩm công nghiệp và không bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, mua sắm công, thương mại điện tử và dịch vụ.

Các quan chức cho biết với việc sửa đổi phạm vi điều chỉnh bao gồm bổ sung quy định đối các lĩnh vực mới này, thương mại song phương giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU có thể đạt 300 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức 165 tỷ USD hiện tại.

Chỉ ra tầm quan trọng của việc mở rộng thỏa thuận bao gồm các lĩnh vực mới như thương mại điện tử và dịch vụ, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ruhsar Pekcan cho biết cộng đồng doanh nghiệp ở các nước EU cũng ủng hộ và đánh giá cao quá trình này.

Cùng với đó, bà Pekcan cũng chỉ ra rằng, Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU vào tháng Ba tới đây, các bước cụ thể dự kiến ​​sẽ được thực hiện.

Liên quan đến các quy định của EU đối với sản phẩm thép, bà cho rằng các biện pháp của EU cần được sửa đổi theo các thỏa thuận và trên tinh thần hợp tác giữa hai bên.

Bà Pekcan cho rằng, “EU nên áp dụng cách tiếp cận xứng đáng với tầm quan trọng của quan hệ song phương và xóa bỏ những trở ngại đối với việc đưa thép của Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trường EU phù hợp với các quy tắc cạnh tranh”.

Đồng thời đánh giá tác động của Thỏa thuận Xanh châu Âu đối với Liên minh Thuế quan, và nhấn mạnh rằng các bước mà EU thực hiện trong bối cảnh này không nên chuyển thành chủ nghĩa bảo hộ mà thay vào đó tập trung vào phát triển hợp tác sẽ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của EU.

Bên cạnh đó bà Pekcan nhấn mạnh là một ứng cử viên thành viên và đối tác Liên minh Thuế quan của EU, “điều quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ phải tiếp cận với nguồn tài trợ được tạo ra cho chuyển đổi xanh”.

Ngọc Loan (Theo dailysabah.com)

Bài viết cùng chuyên mục

Thụy Sỹ và Na Uy phê chuẩn thỏa thuận hải quan mới

Thụy Sỹ và Na Uy vừa ký kết các thỏa thuận sửa đổi liên quan đến các biện pháp an ninh kiểm soát hải quan. Thỏa thuận sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.

Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản

Đón đầu sự phát triển của thương mại điện tử và sự mở rộng các hiệp định thương mại tự do, “Sáng kiến hải quan SMART 2020” của Hải quan Nhật Bản đề xuất nhằm tăng cường mạnh mẽ ứng dụng công nghệ, tự động hóa quy trình kiểm tra hải quan.

ải quan Mỹ: 100% thông tin manifest được rà soát điện tử trước khi hàng đến

Cơ quan Bảo vệ biên giới và Hải quan Mỹ (Customs and Border Protection – viết tắt là CBP) thực hiện chức năng kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện, hành khách qua lại biên giới.

Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa của Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc

Hải quan Hàn Quốc và Trung Quốc có trình độ phát triển hàng đầu châu lục và thế giới với kinh nghiệm phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phong phú.

Chương trình đào tạo trực tuyến cho tân công chức Hải quan của Hải quan Nhật Bản

Trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp hạn chế đối với việc di chuyển và tụ tập đông người nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, đào tạo trực tuyến vốn được coi là một công cụ hữu ích nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Hải quan Malaysia và Hệ thống uCustoms

Việc ứng dụng CNTT được Hải quan các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra nhiều khuyến nghị và chuẩn mực về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan.